Bà bầu có nên ăn cua đồng? Mẹ nên hay không nên ăn thực phẩm này

ba bau co nen an cua dong me nen hay khong nen an thuc pham nay 5

Bà bầu có nên ăn cua đồng hay không? Chắc hẳn nhiều mẹ cũng biết rằng cua đồng là nguồn thực phẩm rất nhiều dưỡng chất quý giá.

Từ nguyên liệu tươi ngon này, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn giải nhiệt mùa hè. Tuy có nhiều lợi ích là thế nhưng không phải ai cũng ăn được cua đồng.

Đặc biệt là mẹ bầu cần phải cẩn trọng hơn trước khi dùng qua món này nhé. Một số ý kiến cho rằng, việc ăn cua đồng hại cả mẹ lẫn con, nguy cơ sảy thai và sinh non rất cao.

Thế nhưng lại chưa có một nghiên cứu nào khẳng định tính chính xác của vấn đề này. Bởi thế ngay bây giờ Langchaixua.vn sẽ giải đáp những thắc mắc cho mẹ quan tâm.

ba bau co nen an cua dong me nen hay khong nen an thuc pham nay 5

Bà bầu có nên ăn cua đồng? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ nên cẩn thận khi ăn cua đồng vào 3 tháng đầu thai kỳ.

Bà bầu có nên ăn cua đồng? Cua đồng vừa là món ăn vừa là vị thuốc hiệu quả

Cua đồng sinh sống phổ biến ở vùng nước ngọt từ đồng bằng trung du cho tới miền núi. Loại cua này thường sống ở độ PH từ 5,6- và nhiệt độ khoảng 10-31 độ V.

Cua đồng sống ở đáy, ưa nước sạch và thường đào hang để thích nghi với bùn cát hay sét. Ngoài ra, cua đồng còn sinh sản quanh năm tập trung vào mùa hè, thu và xuân.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong cua đồng

Về giá trị dinh dưỡng cứ 100g thịt cua đồng có chứa đến 12,3% protid; 3,3% lipid; 2,1mg% vitamin PP…. Nhất là trong mai cua còn có chứa rất nhiều chất chitin.

Mặt khác, cua đồng chứa nhiều muối khoáng đặc biệt là canxi trong nó cũng rất cao. Loại cua này có tới 430mg photpho, 89g calo, 5.040mg canxi…

Do đó, cua đồng được xem là món ăn ưa thích không chỉ thơm ngon mà còn bổ xung canxi cho cơ thể con người.

Tác dụng của cua đồng

Theo y học cổ truyền, cua đồng thường được sử dụng như sau:

  • Với trẻ bị còi xương hay chậm biết đi: Bạn làm sạch cua đồng, bỏ chân, càng, mai, yếm. Sau đó, bạn rang nhỏ lửa cho vàng, khô rồi tán bột. Dùng 15-20g khuấy với bột gạo cho trẻ ăn trong ngày.
  • Chữa vết lở loét và thương đụng dập: Cua đồng 2 con giã nát cho thêm 1 chén rượu. Rồi đổ vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống còn bã đắp vào chỗ đau.
  • Chữa kén ăn, ít ngủ và tâm trạng bồn chồn: Rau nhút 1-2 nắm bỏ rễ, cạo bỏ phần bấc, ngắt đoạn và rửa sạch. Khoai sọ 300-400g cạo vỏ, xắt nhỏ, cua đồng 200g bỏ phần yếm, mai, rửa sạch, gạn lấy nước và giã nát. 

Cho khoai sọ vào nước cua nấu chín, rồi cho rau nhút vào đun tiếp 5-10 phút. Bạn nên dùng ăn trong ngày và liên tục từ 2-3 ngày.

  • Giải nhiệt mùa hè và trị lở ngứa: Cua đồng 200g bỏ yếm, mai, rửa sạch rồi giã nát lọc lấy nước. Mướp hương 1-2 trái cạo vỏ, rửa sạch và cắt thành miếng. Còn rau đay, mồng tơi tươi mỗi thứ 100g rửa sạch rồi cắt nhỏ. Đun nước cua sôi cho các loại rau vào rồi đến mướp chín là được.
  • Trị viêm thận cấp: Cua đồng 250g bỏ yếm, mai và rửa sạch rồi giã nát lọc lấy nước. Với vỏ cây dâu 50g rửa sạch và cắt đoạn. Đem tất cả nguyên liệu trên nấu thành canh rồi uống nước.
  • Chữa sưng tấy: Bạn sử dụng mai cua 10g sao vàng, vảy tê tê 10g sao phồng rộp. Cộng thêm gai bồ kết phơi khô 10g. Tất cả đem tán bột và uống với rượu.
  • Trị chứng phù tim và trướng bụng: Cua đồng tươi nấu thành cháo và ăn nóng.

ba bau co nen an cua dong me nen hay khong nen an thuc pham nay 1

Bà bầu có nên ăn cua đồng? Cua đồng vừa là món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao lại vừa là vị thuốc hiệu quả.

Bà bầu có nên ăn cua đồng? Bà bầu có nên ăn cua đồng hay không?

Trong y học cổ truyền khuyên các mẹ khi mang thai hạn chế ăn cua. Do theo quan niệm của Đông y, cua đồng thường có tính hàn, vị mặn, hơi độc. 

Mặt khác, nó còn giúp hoạt huyết là phương thuốc để chữa chứng đau do ngã, sưng và làm tan máu kết cục. Do đó, nếu người có thai yếu thường hay sảy thai không nên ăn vì sẽ ảnh hưởng đến bé.

Theo Đông y, mẹ bầu không nên ăn cua đồng vì trong nó có tác dụng phá khối u. Đồng thời, nó giúp tống xuất các khối cục tồn đọng. 

Trong khi đó, thai nhi có tính chất như một khối cục nên khi ăn cua đồng dễ đẩy thai. Điều này làm tác động gây sảy thai hay sinh non.

Tuy nhiên thực tế vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh việc ăn cua đồng sẽ gây sảy thai. Cua đồng lại là món ăn bổ dưỡng và giàu canxi, nên tốt cho mẹ khi mang thai.

Nhưng cua đồng lại có tính lạnh, mẹ không nên ăn hàng ngày. Một số mẹ thắc mắc, bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua đồng không? 

Lời khuyên dành cho mẹ là 3 tháng đầu mẹ không nên ăn cua đồng. Chỉ từ tháng thứ 5 trở đi bà có thể ăn cua đồng với số lượng hạn chế.

Ngoài ra, các mẹ có thể bổ sung canxi bằng những cách khác, không nhất thiết phải ăn cua.

Bà bầu có nên ăn cua đồng? Những người không nên ăn cua đồng

Cua đồng tuy là món ăn dân dã quen thuộc với người Việt. Đây là món ăn được ưa chuộng trong những ngày hè hay đầu thu – thời điểm mà cua ngon và béo nhất.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được loại cua này:

  • Do cua đồng có hàm lượng cholesterol cao nên mẹ bị huyết áp cao hay biểu hiện mắc bệnh tim. Đặc biệt, mẹ bị thừa cân béo phì cũng không nên ăn cua cũng như gạch.
  • Người ốm mới khỏe, hệ tiêu hóa còn quá yếu cũng không nên ăn cua đồng.
  • Người thường xuyên có biểu hiện hay cảm giác sợ lạnh cũng cần hạn chế. Nếu đã bị tiêu chảy thì không nên ăn cua đồng.
  • Cua đồng còn chứa nhiều sodium và purines nên cũng không thích hợp với người bị bệnh gút.

ba bau co nen an cua dong me nen hay khong nen an thuc pham nay 1 1

Bà bầu có nên ăn cua đồng? Những mẹ bị dị ứng cua đồng, có tiền sử sảy thai, sinh non hay biến chứng khi mang thai nào khác thì không nên ăn món này.

Bà bầu có nên ăn cua đồng? Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cua đồng

Khi mang thai mẹ ăn cua đồng không chỉ dừng lại ở hạn chế ở số lượng mà còn nhiều điều chú ý sau:

  • Khi ăn cua đồng mẹ cần lưu ý chọn cua sạch, còn sống. Tuyệt đối mẹ không được ăn cua chết bởi chất đạm trong nó sinh ra độc tố histamin làm ngộ độc và nguy hiểm.
  • Mẹ cũng không nên uống nước cua giã để trị bệnh hay ăn khi chưa được nấu chín. Bởi như thế rất dễ làm mẹ nhiễm ấu trùng giun sán, nhất là sán lá phổi.
  • Do cua đồng có tính hàn nên dễ gây đau bụng và đi ngoài nên khi ăn mẹ cần ăn cùng với tía tô, gừng để làm giảm bớt.
  • Mẹ chọn mua cua ở những nguồn đảm bảo và nên sơ chế luôn là ngon nhất tránh để cua lâu dễ chết.
  • Mẹ nấu cua thật chín (khoảng 30 phút) để loại bỏ nấm trong phổi, chất histidine chứa trong mình cua. 

Mẹ có thể sử dụng cua đồng chế biến với nhiều cách có lợi ích như: canh riêu cua giúp dễ ăn và ngon miệng hơn. Canh cua nấu với bí đao để thanh nhiệt cho cơ thể. 

Ngoài ra, mẹ có thể nấu cua với rau rút và khoai sọ làm tâm trạng đỡ lo lắng, bớt bồn chồn. Nhất là canh cua rau đay là món bổ dưỡng cho mẹ hơn cả.

Nếu ăn món này mẹ chỉ ăn 2 lần/tuần, để giúp mẹ giảm phù nề, lợi tiểu cũng như sữa sau sinh rất hiệu quả.

Kết luận – Bà bầu có nên ăn cua đồng?

Thông qua những thông tin mà Langchaixua.vn vừa cung cấp. Tin rằng mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc “Bà bầu có nên ăn cua đồng hay không?”.

Cũng như các thực phẩm bổ dưỡng khác, việc lạm dụng và ăn uống quá nhiều cua đồng hoàn toàn không tốt. Do đó mẹ nên cân nhắc thật kỹ những lời khuyên của bác sĩ.

Khi ăn canh cua mẹ không nên đun đi đun lại nhiều lần dễ sinh độc tố không tốt cho sức khỏe. Cũng như không kết hợp uống trà và ăn hồng khi ăn cua xong vì dễ đau bụng và nôn mửa.

Lưu ý cho mẹ nên lựa chọn, chế biến và dùng cua đồng đúng cách đúng thời điểm. Từ đó góp phần hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của bé hiệu quả hơn.

Hãy cùng Langchaixua.vn chăm sóc bé yêu phát triển toàn diện nhất!

Tìm hiểu Bảo Tàng Nước Mắm tại Việt Nam

Nước mắm, một gia vị truyền thống của Việt Nam. Bảo tàng nước mắm đầu tiên tại Việt Nam nằm ở địa chỉ: số 360 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận. Đến đây, bạn sẽ được khám phá lịch sử và quy trình sản xuất nước mắm, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vai trò văn hóa và kinh tế của nước mắm trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.

Tìm hiểu chi tiết tại Bảo Tàng Làng Chài Xưa

Fanpage: https://www.facebook.com/LangChaiXua.VN
Website: Langchaixua.vn
Hotline: 039.3400.151

ĐẶC SẢN CỦA LÀNG CHÀI XƯA

-1%
(2) Giá gốc là: 360.000₫.Giá hiện tại là: 355.000₫.
-1%
(37) Giá gốc là: 220.000₫.Giá hiện tại là: 218.000₫.
-1%
(30) Giá gốc là: 420.000₫.Giá hiện tại là: 415.000₫.
-2%
(46) Giá gốc là: 330.000₫.Giá hiện tại là: 325.000₫.
-2%
(6) Giá gốc là: 275.000₫.Giá hiện tại là: 270.000₫.
-1%
(10) Giá gốc là: 400.000₫.Giá hiện tại là: 395.000₫.
-1%
(10) Giá gốc là: 800.000₫.Giá hiện tại là: 795.000₫.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *