Bà bầu có nên ăn măng ngâm – Lợi và hại khi mẹ bầu ăn măng

ba bau co nen an mang ngam loi va hai khi me bau an mang 2

Trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt, măng là loại thực phẩm rất phổ biến. Người ta không chỉ dùng măng tươi làm thực phẩm mà còn có thể chế biến thành măng khô, măng ngâm. 

Cũng bởi nó phổ biến và dễ ăn nên các mẹ bầu cũng thắc mắc không biết bà bầu có nên ăn măng ngâm không? Vậy thì các mẹ hãy cùng langchaixua.vn đi tìm câu trả lời nhé!

ba bau co nen an mang ngam loi va hai khi me bau an mang 2

Măng là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của gia đình

Giá trị dinh dưỡng có trong măng

Măng còn được gọi là cây tre non mới mọc lên từ các cụm tre. Nó được sử dụng làm thực phẩm từ lâu đời. Các loại măng được phân chia theo từng loại cây cùng họ với tre. Ví dụ: măng trúc, măng tre, măng nứa, măng giang, măng sặt,…

Măng có nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Thành phần dinh dưỡng của măng bao gồm:

Chất xơ: Măng là thực phẩm nổi tiếng với lượng chất xơ dồi dào lên đến 2,56%. Chất xơ đóng vai trò là chất hỗ trợ cải thiện tiêu hóa cho mẹ bầu. Ngoài ra, nó có khả năng làm giảm ung thư, đặc biệt là ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa.

Chống oxy hóa: Măng có chứa Phytosterol là chất đóng vai trò trong quá trình oxy hóa của cơ thể. Chất này còn có tác dụng giúp giảm viêm nhanh chóng, tăng cường sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

Năng lượng: Nguồn năng lượng mà măng mang lại tương đối thấp nhưng trong măng vẫn chứa một lượng chất béo và đường.

Nước: chiếm đến 91% cây măng. 

Các loại vitamin như: vitamin A, Vitamin B6, Vitamin E,… và chất khoáng: Canxi, sắt, kali (533mg), photpho.

Tác dụng và tác hại của măng

Với những dinh dưỡng trên thì măng vừa có tốt với sức khỏe, đồng thời nó cũng gây hại nếu như không biết cách sử dụng.

Tác dụng của măng với sức khỏe

Bà bầu thèm ăn măng thì có thể tham khảo ngay những lợi ích tuyệt vời của nó dưới đây:

  • Do chứa nhiều chất xơ nên măng hỗ trợ cải thiện tiêu hóa cho bà bầu. Hỗ trợ điều chỉnh huyết áp, hạn chế béo phì, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  • Ngăn ngừa, kháng viêm các vết thương,
  • Chống ung thư, cải thiện các vấn đề tim mạch hiệu quả.
  • Ngăn ngừa nguy cơ mắc căn bệnh tiểu đường.
  • Đối với mẹ sau sinh thì măng còn giúp giảm chảy máu hậu sản. Hỗ trợ trong điều trị kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, cải thiện sức khỏe sinh sản.

Tác hại của măng 

Trong măng tươi có chứa những loại độc tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Những loại độc tố có trong măng là gì?

Hàm lượng cyanide trong măng rất lớn, trong đó đây được coi là chất cực độc với cơ thể người.

Khi kết hợp với enzym trong hệ tiêu hóa thì lượng cyanide sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric gây hại đến sức khỏe.

Trong măng tươi lượng cyanide chiếm đến 38 mg trong khi đó với khoảng từ 50 đến 60 mg có thể gây tử vong ở người.

Glucid trong măng khi kết hợp với dịch dạ dày cũng tạo thành độc tố nguy hiểm đến tính mạng.

Gợi ý cách để loại bỏ độc tố trong măng tươi

Độc tố trong măng nguy hiểm nhưng không phải là không thể khử độc. Hãy tham khảo cách khử và làm giảm độc tố dưới đây nhé!

Cách 1: Bóc vỏ măng, rửa sạch, sắt mỏng và ngâm qua đêm với nước sạch trước khi chế biến. Cách này sẽ làm giảm độc tố trong măng.

Cách 2: Luộc măng trong nước sạch từ 2 đến 3 lần sau đó ngâm nước gạo trong 2 ngày. Hoặc luộc đến khi thấy măng đã mềm là có thể sử dụng chế biến món ăn.

Cách 3: Luộc măng với rau ngót, đến khi măng chín thì chắt bỏ nước và rau ngót. Tiếp đến cho măng vào nước lạnh.

Cách 4: Để nguyên cả vỏ, cho măng vào nồi cùng với vài trái ớt. Đổ nước gạo ngập măng và luộc đến khi măng mềm.

Lưu ý: Với cách luộc thì các mẹ nên mở vung để độc tố thoát ra ngoài được dễ dàng hơn nhé!

Những người không nên ăn măng

Măng không phải là thực phẩm dành cho tất cả mọi người. Vì vậy những người thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây thì hãy loại bỏ măng ra khỏi thực đơn của mình nhé!

Bệnh Gout: măng làm tăng lượng acid uric trong cơ thể khiến bệnh gout trở nên nặng hơn.

Đau dạ dày: người bị đau dạ dày không phù hợp để ăn măng do acid cyanhydric sẽ làm cho bệnh đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh thận: Thực phẩm nhiều canxi không phù hợp với người bệnh thận. Chính vì thế mà măng cũng nằm trong danh sách món ăn cần loại bỏ của người bệnh thận.

ba bau co nen an mang ngam loi va hai khi me bau an mang 8

Măng không phù hợp với tất cả mọi người

Bà bầu có nên ăn măng ngâm? Lợi ích và tác hại khi bà bầu ăn măng

Hiện nay, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào cho thấy bà bầu ăn măng sẽ bị ngộ độc. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra: bà bầu có nên ăn măng ngâm? Bà bầu có ăn được măng khô không? Bà bầu có được ăn măng ngâm ớt không?…

Để trả lời cho những câu hỏi trên thì mẹ bầu hãy tham khảo lợi ích và tác hại của măng ngâm đối với mẹ bầu dưới đây:

Lợi ích của măng ngâm với mẹ bầu

Giống như măng tươi, măng ngâm cũng vẫn chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Một số lợi ích của măng với mẹ bầu đó là:

  • Cung cấp lượng chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp mẹ bầu ăn ngon hơn.
  • Hạn chế tăng cân, hạn chế cơn đói do lượng chất xơ và protein dồi dào.
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ và tăng sức khỏe cho tim mạch.
  • Giúp phụ nữ sau khi sinh giảm được triệu chứng chảy máu.

Tác hại của việc ăn măng ngâm mà mẹ bầu cần chú ý

Trong măng có chứa độc tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng thường đưa ra khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế ăn măng. Vậy bà bầu có nên ăn măng ngâm?

Nguy cơ bị ngộ độc cao: 

Giống như bên trên đã nói, các chất độc này đi vào cơ thể, tiếp xúc với enzym hay dịch dạ dày đều tạo thành chất kịch độc. Nếu các mẹ chế biến không kỹ thì rất dễ bị ngộ độc.

Dễ bị đầy bụng: 

Chất xơ là lợi thế và cũng là mặt hại của măng. Bởi cung cấp đủ chất xơ thì tốt cho tiêu hóa nhưng quá nhiều thì dẫn tới tình trạng khó tiêu, đầy bụng. 

Đặc biệt trong 3 tháng đầu, tình trạng đầy hơi, khó tiêu sẽ là mối nguy hiểm lớn với thai nhi trong bụng mẹ bầu.

Gây ra bệnh thiếu máu:

Chắc hẳn các mẹ đã nghe nhiều về tác hại này của măng. Măng có chứa cyanide, là chất có thể làm vô hiệu hóa sắt trong cơ thể. Khiến mẹ bầu bị thiếu máu, chóng mặt.

Lưu ý khi mẹ bầu ăn măng ngâm: 

Khâu sơ chế măng tươi vô cùng quan trọng, các mẹ cần sơ chế thật sạch để loại bỏ chất độc tối ưu nhất.

Một tuần chỉ nên ăn từ 1 đến 2 bữa măng và ăn một lượng nhỏ.

Măng tươi, măng khô hay măng ngâm đều không phù hợp với mẹ bầu mang thai tam cá nguyệt đầu tiên. Sau 3 tháng đầu thì có thể ăn ở mức độ vừa phải.

ba bau co nen an mang ngam loi va hai khi me bau an mang 4

Bà bầu có nên ăn măng ngâm không?

Một số món ngon từ măng ngâm cho mẹ bầu đổi vị

Măng ngâm có rất  nhiều cách ăn, vừa có thể ăn trực tiếp với các món ăn khác hoặc nấu, xào cùng với thịt. 

Món ăn phổ biến nhất khi nấu với măng chua đó là canh vịt nấu măng. Ninh thịt vịt cùng với măng ngâm giúp khử mùi tanh và tăng độ ngon cho món vịt.

Mẹ bầu cũng có thể xé nhỏ măng ngâm sau đó xào cùng với thịt lợn, thịt bò cùng với nấm và hành lá. Món này rất đưa cơm, tăng cảm giác thèm ăn cho mẹ bầu.

Món ếch xào măng cũng là sự lựa chọn không tồi với mẹ bầu. Ếch giàu đạm, thịt dai, thơm kết hợp cùng măng chua vô cùng hấp dẫn.

Thịt lợn kho cùng măng chua cũng rất dễ ăn. Kho thịt cùng với măng cũng giống như khi kho thịt cùng với dừa hay khoai tây. Cách chế biến đơn giản, không cầu kỳ, hợp để mẹ bầu thử nghiệm.

Như vậy, bà bầu có nên ăn măng ngâm không? Câu trả lời là không nên nếu mẹ bầu dưới 3 tháng và hạn chế ăn nếu mẹ bầu trên 3 tháng. Tận dụng dinh dưỡng từ măng cũng là cách giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn!

Đặc sản nước mắm tĩn Làng Chài Xưa

Fanpage: https://www.facebook.com/LangChaiXua.VN

Website: Langchaixua.vn


Fanpage: https://www.facebook.com/LangChaiXua.VN
Website: Langchaixua.vn
Hotline: 039.3400.151

ĐẶC SẢN CỦA LÀNG CHÀI XƯA

-1%
(2) Giá gốc là: 360.000₫.Giá hiện tại là: 355.000₫.
-1%
(37) Giá gốc là: 220.000₫.Giá hiện tại là: 218.000₫.
-1%
(30) Giá gốc là: 420.000₫.Giá hiện tại là: 415.000₫.
-1%
(46) Giá gốc là: 330.000₫.Giá hiện tại là: 328.000₫.
-1%
(10) Giá gốc là: 400.000₫.Giá hiện tại là: 395.000₫.
-2%
(6) Giá gốc là: 275.000₫.Giá hiện tại là: 270.000₫.
-1%
(10) Giá gốc là: 800.000₫.Giá hiện tại là: 795.000₫.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *