Bà bầu có nên ăn canh lá lằng – Tác dụng lá đắng với sức khỏe mẹ bầu

ba-bau-co-nen-an-canh-la-lang

Lá lằng được người dân miền xứ Nghệ sử dụng như loại thuốc chữa bệnh từ lâu. Thành phần nhiều vitamin, khoáng chất nên nó còn là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bà bầu có nên ăn canh lá lằng để bổ sung dưỡng chất?

Bà bầu có nên ăn canh lá lằng

Canh lá lằng còn được gọi với tên khác là canh lá đắng

Những điều mẹ bầu cần biết về lá lằng

Mặc dù là loại cây phổ biến của miền Trung nhưng không phải ai cũng biết đến loại cây này. Vậy đây là loại cây gì mà người dân lại ưa chuộng đến vậy?

Cây lá lằng là loại cây gì?

Lá lằng còn có tên gọi khác là lá đắng hay sâm nam. Đây là loại cây thuộc họ nhân sâm và có họ với cây chân chim. Cây thân gỗ, cao trung bình từ 3 đến 4 mét và mép lá có răng cưa.

Vốn là một loại cây mọc nhiều ở miền núi phía Bắc, cây lá đắng sống ở độ cao từ dưới 600 mét và chủ yếu mọc ở sườn đồi núi hoặc ven rừng.

Lá lằng được người dân xứ Nghệ tận dụng làm món canh thanh nhiệt cho những ngày nắng nóng. Qua thời gian, nó trở thành món ăn đặc trưng của Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Tác dụng của cây lá lằng với sức khỏe

Thuộc họ sâm nên giá trị dinh dưỡng của cây lá lằng rất có lợi cho sức khỏe. Tác dụng của cây lá lằng có thể kể đến như:

– Giúp thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ giải độc gan, kích thích tiêu hóa giúp ăn uống ngon miệng.
– Ngày hè nóng, lá lằng còn giúp cơ thể chống nóng, giảm khát hiệu quả, giải rượu bia
– Giúp tăng miễn dịch, bổ máu, giảm nghén ở mẹ bầu, lợi sữa cho mẹ sau sinh,…

Không chỉ đơn giản là có lợi với sức khỏe mà món canh từ lá lằng đem lại hương vị khó quên với những người thưởng thức nó.

Sử dụng lá lằng như thế nào?

Với những tác dụng mà lá lằng mang lại, cách sử dụng phổ biến nhất đó là nấu canh. Ngoài ra, người dân còn sử dụng lá lằng để đun nước uống hoặc đắp xương khớp ngoài da.

Thời gian thu hoạch lá đắng là vào khoảng tháng 5 đến tháng 7. Lá được sử dụng phải là lá bánh tẻ, không quá già cũng không quá non. Có 2 cách sử dụng đó là dùng lá tươi hoặc phơi khô bỏ lọ kín.

Để nấu canh: bạn có thể kết hợp lá đắng cùng với các loại rau và thực phẩm khác nhau. Tùy khẩu vị của mỗi người mà bạn điều chỉnh lượng lá lằng cho phù hợp.

Để đun nước uống: bạn chỉ cần thái nhỏ khoảng 1 lạng lá lằng và đun trong 1 lít nước sôi. Nước lá lằng dùng uống trong ngày giống như nước vối.

Để chữa xương khớp, gãy xương: kết hợp lá lằng với lá dâu, nghệ đen và lá mía tía theo tỉ lệ 3:3:2:2. Giã nát và tẩm rượu 30 độ, sau đó xào nóng và đắp lên vết thương.

bà bầu có nên ăn lá lằng

Hình ảnh cây lá lằng có nét tương tự cây chân chim

Bà bầu có nên ăn canh lá lằng? Tác dụng của lá lằng với mẹ bầu

Canh lá lằng có phù hợp với mẹ bầu?

Việc ăn uống, sinh hoạt của mẹ bầu rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Với những tác dụng kể trên thì mẹ bầu có thể sử dụng lá đắng làm món canh bổ dưỡng trong thai kỳ của mình.

Thành phần của lá đắng bao gồm các vitamin (A, C, E,…) và nhiều khoáng chất: canxi, tanin, saponin, acid phenolic,… đều là những thành phần cần thiết cho mẹ bầu.

Tác dụng của lá lằng đối với mẹ bầu

Giúp tăng cường miễn dịch, ngừa tiểu đường

Chất Saponin trong lá đắng giúp thanh lọc máu, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Ngoài ra, nó còn hấp thu cholesterol xấu, ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ hiệu quả.

Thanh lọc cơ thể, ngừa táo bón

Nóng trong, táo bón là căn bệnh phổ biến của mẹ bầu. Với đặc tính mát, khả năng thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố tốt nên canh lá lằng được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Ngoài nấu canh thì mẹ bầu có thể uống nước lá lằng thay nước lọc mỗi ngày.

Giảm cơn nghén ở bà bầu, kích thích tiêu hóa

Vị đắng của lá lằng lại chính là chất giúp giảm cơn nghén ở bà bầu hiệu quả. Nó còn tăng cảm giác thèm ăn, kích thích tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Hỗ trợ giảm ho, tiêu đờm, hạ sốt, trị cảm cho bà bầu

Các hợp chất xanthones, acid phenolic, các vitamin A, C,… vừa giúp chống oxy hóa tự nhiên, vừa làm tăng đề kháng cho mẹ bầu.

Các hợp chất đó còn giúp chống viêm, giảm hiện tượng khó sinh cho mẹ bầu. Nó làm tiêu các tế bào gây hại trong cơ thể để cơ thể sản sinh đề kháng tự nhiên kháng lại bệnh tật.

Ngoài ra, với đặc tính mát thì nó còn giúp lợi sữa cho mẹ bầu sau sinh, ngừa bệnh tim mạch, ung thư,…

ba-bau-co-nen-an-canh-la-lang

Bà bầu có nên ăn canh lá lằng?

Một số món canh chế biến từ lá lằng

Lá lằng có thể chế biến thành các món canh thanh mát cho mẹ bầu thưởng thức trong thời kỳ mang thai. Dưới đây là công thức nấu món canh mang lại dinh dưỡng để mẹ bầu tham khảo nhé!

Canh lá lằng thịt băm

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 nắm lá lằng bánh tẻ
  • 3 – 5 nhánh sả
  • 2 lạng thịt xay
  • 4 -5 muỗng cafe mẻ chua
  • Gia vị: mắm, muối, bột ngọt.

Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Lá lằng rửa sạch, thái nhỏ. Sả sắt mỏng, băm nhỏ.
Bước 2: Cho dầu ăn vào nồi. Tiếp đến cho sả vào xào thơm, rồi cho tiếp thịt xay vào xào săn, nêm gia vị vừa ăn.
Bước 3: Cho lượng nước vừa đủ vào nồi thịt đã xào. Đợi khi nước sôi thì thả lá lằng thái nhỏ.
Bước 4: Lọc mẻ với nước và cho vào nồi đun đến khi sôi lại thì tắt bếp.

Canh lá lằng nấu tép

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá lằng tươi bánh tẻ
  • Tép tươi hoặc tép khô 2 lạng
  • Hành khô
  • Gia vị: mắm, muối, hạt nêm.

Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Rau, tép rửa sạch để ráo. Lá lằng thái nhỏ vừa ăn. hành khô bóc vỏ, thái nhỏ.
Bước 2: Cho dầu ăn vào nồi, tiếp đến cho hành khô thái nhỏ phi thơm.
Bước 3: Cho tép vào xào và nêm gia vị cho phù hợp.
Bước 4: Đổ nước vừa phải và đun sôi. Nước sôi thì cho lá lằng vào và đợi sôi lại thì tắt bếp.

Canh lá lằng nấu cá

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 1 nắm lá lằng bánh tẻ tươi
  • 3 lạng cá rô đồng
  • Hành khô, mẻ, mắm tôm (nếu thích)
  • Gia vị: muối, hạt nêm.

Cách chế biến:

Bước 1: Rửa sạch lá lằng và thái nhỏ. Cá rô làm sạch vảy, ruột và để ráo nước. Hành khô bóc vỏ, thái nhỏ.
Bước 2: Ướp cá với gia vị để cá có vị đậm đà.
Bước 3: Phi hành thơm và đổ nước mẻ lọc vừa ăn.
Bước 4: Khi nước sôi thì cho cá vào đun khoảng 10 phút để cá chín mềm.
Bước 5: Cho lá lằng thái nhỏ vào nồi, nêm lại gia vị cho vừa ăn. Có thể cho thêm mắm tôm để món canh đậm vị hơn.

Ngoài 3 món canh trên, chúng ta có thể chế biến các món canh khác từ lá lằng khô kết hợp với các loại rau khác như: rau mồng tơi, rau dền,…

Lưu ý:

Mặc dù canh lá lằng rất có lợi cho bà bầu nhưng ăn nhiều quá một món nào đó đều không tốt. Thai kỳ rất quan trọng nên mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Món canh từ lá lằng có tác dụng tốt tới sức khỏe con người, bao gồm cả mẹ bầu. Hi vọng bài viết có thể giải đáp được thắc mắc bà bầu có nên ăn canh lá lằng hay không?

Hãy theo dõi Làng Chai Xưa để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé

Đặc sản nước mắm tĩn Làng Chài Xưa

Fanpage: https://www.facebook.com/LangChaiXua.VN

Website: Langchaixua.vn


Fanpage: https://www.facebook.com/LangChaiXua.VN
Website: Langchaixua.vn
Hotline: 039.3400.151

ĐẶC SẢN CỦA LÀNG CHÀI XƯA

-1%
(2) Giá gốc là: 360.000₫.Giá hiện tại là: 355.000₫.
-1%
(37) Giá gốc là: 220.000₫.Giá hiện tại là: 218.000₫.
-1%
(30) Giá gốc là: 420.000₫.Giá hiện tại là: 415.000₫.
-2%
(46) Giá gốc là: 330.000₫.Giá hiện tại là: 325.000₫.
-2%
(6) Giá gốc là: 275.000₫.Giá hiện tại là: 270.000₫.
-1%
(10) Giá gốc là: 400.000₫.Giá hiện tại là: 395.000₫.
-1%
(10) Giá gốc là: 800.000₫.Giá hiện tại là: 795.000₫.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *