Lươn được biết đến là thực phẩm yêu thích của nhiều người nhờ vào giá trị dinh dưỡng và dễ dàng chế biến thành món ăn ngon.
Tuy nhiên, lươn là nơi trú ngụ của nhiều ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe. Vậy liệu bà bầu có nên ăn lươn hay không?
Tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây của langchaixua.vn để không làm ảnh hưởng đến cục cưng trong bụng, mẹ nhé!
Bà bầu có nên ăn lươn? Lươn được xem là một thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mẹ.
Bà bầu có nên ăn lươn hay không?
Theo viện Dinh dưỡng Quốc gia, cứ 100g thịt lươn có đến 18.7g đạm, 0.9g chất béo, 39mg canxi, 1.6mg chất sắt… Ngoài ra, trong thịt lươn còn chứa một số các loại khoáng chất khác.
Mặt khác, lượng vitamin A có trong lươn khá cao, xếp thứ 5 chỉ sau gan gà, lợn, bò và thịt vịt. Tại Nhật Bản, lươn vốn xem là món ăn đặc biệt và đắt tiền.
Thông thường nó được sử dụng cho các võ sĩ quyền anh và đô vật. Do trong 100g thịt lươn chứa khoảng 5000UI vitamin A còn thịt bò chỉ có 40UI.
Người Nhật rất xem trọng việc ăn thịt lươn, bởi nó có DHA giúp tăng trí thông minh, chống viêm. Đồng thời, nó còn hạn chế viêm nhiễm và tăng cường trí nhớ cho người già.
Chính vì thế, mẹ có thể ăn được lươn bằng cánh chế biến thành các món ăn hấp dẫn. Khi mẹ bổ sung nó vào chế độ ăn hàng ngày của mình sẽ thêm nhiều dinh dưỡng thiết yếu.
Lươn giúp chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé yêu một cách tốt nhất.
Điểm danh những công dụng khi mẹ bầu ăn lươn
Nhiều người e ngại việc ăn lươn trong thai kỳ có thể chứa nhiều chất độc hại cho thai nhi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lươn là thực phẩm tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như dưỡng thai hiệu quả.
Như vậy lươn mang lại những lợi ích bất ngờ này cho mẹ bầu.
Nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ
Mức năng lượng có trong lươn khá cao, khoảng hơn 300 calo trên 100g thịt. Do đó, việc bổ sung các món chế biến từ lươn trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng đầu là cần thiết.
Bởi 3 tháng đầu mẹ thường xuyên mệt mỏi, kén ăn, buồn nôn. Làm cho cơ thể xanh xao và tình trạng ù tai, chóng mặt, thiếu máu cũng diễn ra nhiều hơn.
Do đó, mẹ ăn thịt lươn giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng tốt hơn và đẩy lùi cảm giác mệt mỏi, uể oải.
Điều trị bệnh trĩ
Lươn có chứa những khoáng chất và vitamin giúp mẹ giảm thiểu các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Đặc biệt là đối với bệnh trĩ và táo bón.
Ở 3 tháng giữa thai kỳ, cảm giác thèm ăn ở mẹ tăng lên nhằm tăng cường dưỡng chất cho bé phát triển. Do đó, mẹ thường xuyên kéo dài dẫn đến trĩ.
Cho nên, mẹ nấu lươn với cháo đậu xanh là phương thuốc chữa trĩ hiệu quả.
Bà bầu có nên ăn lươn? Trên 100g thịt lươn có thể cung cấp khoảng 303 calo.
Ổn định cân nặng
Trong lươn có chứa axit arginine giúp giảm thiểu sự tích tụ của chất béo trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng giúp mẹ kiểm soát phần nào mức độ tăng cân trong thai kỳ.
Ngoài ra, chất này còn giúp cải thiện độ săn chắc của cơ bắp. Arginine còn giúp mẹ giảm nguy cơ ung thư vú vì khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ác tính.
Giúp chắc khỏe xương
Lươn cũng được xem là nguồn cung cấp photpho lý tưởng cho mẹ. Khi mẹ thường xuyên ăn các món chế biến từ lươn đảm bảo xương chắc và khỏe mạnh.
Đồng thời, nó có thể giảm các vấn đề thường gặp phải do thiếu hóa chất khi mang thai. Mẹ cần đảm bảo chọn lươn tươi để chế biến.
Khi chế biến xong mẹ chỉ nên ăn món này khi được nấu chín hoàn toàn. Đặc biệt mẹ nhớ không được ăn tái sống để phòng ngừa rủi ro gây rối loạn tiêu hóa.
Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh
Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Ireland đã chỉ ra không bổ sung đủ vitamin B12 khi mang thai, nhất là 3 tháng đầu. Từ đó gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ nên bổ sung thêm 2,6mg vitamin B12 mỗi ngày. Điều này đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của bé yêu.
Mẹ có thể ăn lươn để bổ sung thêm lượng vitamin B12 dồi dào.
Nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho bé
Lươn cũng được biết đến là nguồn cung cấp protein rất tuyệt vời cho mẹ. Trong 100g thịt lươn có chứa khoảng 18,4g protein.
Chất này vô cùng quan trọng giúp cơ thể duy trì sự sống và năng lượng. Không những thế, bé trong bụng cũng cần protein để phát triển trong suốt thai kỳ.
Cơ thể mẹ được tạo nên bởi 20% protein nên thiếu chất này chắc chắn sẽ là một điều không tốt. Do đó mẹ nên đặc biệt chú ý bổ sung thêm protein từ các thực phẩm giàu chất này nhé.
Mặt khác, mẹ có thể chưa biết lươn lại là nguồn cung cấp vitamin A và B12 khá cao. Khi mẹ bổ sung thêm món này trong chế độ ăn sẽ giúp tăng thêm lượng chất chống oxy hóa.
Nó còn giúp chống lại sự thoái hóa điểm vàng và ngăn chặn sự oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do. Hơn thế nữa, mẹ còn giảm thiểu nguy cơ sinh non, bé thiếu cân và hạn chế khuyết tật ống thần kinh.
Bà bầu có nên ăn lươn? Lươn được xem là nguồn cung cấp protein và vitamin A, B12 khá dồi dào.
Mẹ ăn lươn thế nào để không gây hại cho bé yêu?
Thịt lươn tùy nhiều dưỡng chất cho thai nhi và mẹ. Tuy nhiên nếu chế biến và ăn không đúng cách, mẹ sẽ gặp những vấn đề không mong muốn về sức khỏe.
Dưới đây là một số chú ý mẹ nhất định phải ghi nhớ khi ăn thịt lươn:
Không ăn thịt lươn chưa được chín
Mẹ có thể chế biến lươn theo nhiều cách, tạo thành những món ăn đa dạng và phong phú. Dù chế biến theo cách nào mẹ cũng nên nhớ cần đảm bảo thịt lươn phải chín kỹ trước khi ăn.
Nguyên nhân là do lươn là nơi cư trú của nhiều ký sinh trùng và các loại vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể. Nếu không nấu chín thì chúng sẽ gây tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Nguy hiểm hơn mẹ có thể bị sảy thai. Nếu mẹ ăn phải thịt lươn không đảm bảo vệ sinh sẽ là liều thuốc độc đối với con. Do thai nhi hấp thu dưỡng chất trực tiếp từ cơ thể của mẹ.
Không nên ăn thịt lươn đã chết
Mẹ cũng không nên sử dụng lươn đã chết để chế biến món ăn. Bởi khi lươn chết lượng protein sẽ chuyển hóa thành chất độc histamine rất nguy hiểm.
Việc mẹ ăn thịt lươn đã chết gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bản thân và bé. Trong trường hợp này mẹ sẽ gặp các triệu chứng như đau bụng, chóng mặt…
Tốt nhất nếu gặp phải các triệu chứng này mẹ nên đến viện để khám tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Mẹ bị gút không nên ăn lươn
Bệnh gút là do quá trình chuyển hóa đạm bị rối loạn khiến axit uric trong máu tăng cao. Thịt lươn chứa lượng lớn chất đạm do đó mẹ bị gút không nên ăn món này.
Ngoài ra, các mẹ đang bị đầy bụng, khó tiêu, hay sốt rét thì nên tránh ăn lươn. Do lươn là một thực phẩm khá khó tiêu.
Các thực phẩm không ăn với thịt lươn
Mẹ ăn thịt lươn cũng cần chú ý trong việc kết hợp với các món ăn kèm. Một số thực phẩm và món ăn kỵ với thịt lươn bao gồm:
- Cải bó xôi: Do cải bó xôi có tính ôn, ngọt lạnh, bổ sung ích khí và trừ lạnh trong bụng hiệu quả. Ngược lại lươn lại nhiều mỡ nên khi kết hợp 2 thực phẩm này sẽ khiến mẹ bị tiêu chảy kéo dài.
- Nho: Nếu nho giàu axit tannic thì lươn lại giàu calcium và protein. Các chất này khi kết hợp với nhau tạo thành một chất mới gây khó tiêu, đầy bụng ở mẹ bầu.
- Thịt chó và lươn là 2 món mẹ không nên kết hợp với nhau để đảm bảo sức khỏe.
- Mặt khác, mẹ cũng không nên kết hợp lươn với những thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, mướp đắng… Do điều này rất dễ gây ngộ độc với mẹ bầu.
Mẹ nên ăn kèm lươn với một số loại rau để bổ sung thêm vitamin C. Đồng thời, mẹ cũng nên đặc biệt chú ý đến thể chất của mình để ngăn ngừa bị dị ứng.
Lươn chứa nhiều dầu, mỡ vì thế để đảm bảo sức khỏe mẹ nên làm lươn hấp để loại bỏ bớt chất béo. Mẹ nên nhớ thịt lươn trắng kỵ với giấm.
Mẹ cũng nên nhớ không nên ăn quá nhiều lươn trong một bữa. Mẹ hãy cân đối các thực phẩm để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ.
Bà bầu có nên ăn lươn? Mẹ cần nhớ sơ chế đúng cách, nấu chín kỹ để loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng tiềm ẩn.
Những món ăn tuyệt hảo từ thịt lươn cho mẹ tham khảo
Để tránh cảm giác ngán mẹ có thể chế biến lươn thành những món khác nhau hay kết hợp chúng với thức ăn khác. Các món ăn bổ dưỡng cho mẹ tham khảo:
Cháo lươn dành cho mẹ
Nguyên liệu cần:
- 300g thịt lươn
- 1 nắm gạo nếp
- ⅓ bát gạo tẻ
- Nước hầm xương
- Gia vị: 1 củ hành, 1 nhúm thì là
Cách thực hiện:
- Khi mua lươn về mẹ nhớ làm sạch nhớt, bỏ ruột, luộc chín, tách thịt và xương ra. Sau đó, mẹ giã xương lươn đã lọc lấy nước để hoàn cũng nước hầm xương.
- Mẹ đem hỗn hợp trên đun sôi rồi cho gạo tẻ, gạo nếp vào để nấu cháo.
- Trong thời gian nấu cháo, mẹ phi hành cho thơm rồi bỏ lươn vào xào chín, nêm gia vị cho thấm. Khi cháo như mẹ cho lươn đã xào vào trộn đều.
- Cuối cùng, mẹ nên lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp và thêm chút thì là trên mặt là được.
Miến lươn cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 500g thịt lươn
- 100g miến
- 200g giá đỗ
- Hành khô, hành lá, gừng
Cách thực hiện:
- Mẹ làm sạch nhớt ở lươn bằng nước vo gạo, giấm hay muối. Sau đó, mẹ đem lươn đi luộc đến khi chín thì vớt ra để nguội. Mẹ tách phần thịt lươn ra rồi ướp chút nước mắm.
- Tiếp theo mẹ chiên thịt lươn đến khi lươn vàng giòn đẹp mắt. Còn miến thì mẹ cần chần qua nước sôi rồi vớt ra để ráo.
- Mẹ lấy phần xương lươn, hành khô và gừng cho vào nấu nước dùng. Sau đó, mẹ lấy miến và thịt lươn xếp vào bát rồi đổ nước dùng vào, rắc thêm chút hành lá.
Ngoài ra, mẹ còn có thể chế biến lươn thành lươn om nước dừa giúp điều trị táo bón, lươn cuốn lá lốt, lươn hầm…
Kết luận vậy bà bầu có nên ăn lươn?
Qua bài viết trên của langchaixua.vn , chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời cho riêng mình. Lươn được xem là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
Do đó, mẹ nên thường xuyên bổ sung món này vào chế độ ăn uống của mình. Mẹ cần nhớ nên đảm bảo lươn đã được làm sạch và nấu chín kỹ, không nên chỉ xào nấu sơ qua.
Quan trọng hơn, khi mẹ mua lươn ngoài chợ cần tránh những con lươn đã chết hoặc bị ươn. Điều này tránh bị ngộ độc và gây nguy hiểm với mẹ khi mang thai.
Chúc mẹ luôn có một sức khỏe ổn định và thai kỳ khỏe mạnh.
Tìm hiểu Bảo Tàng Nước Mắm tại Việt Nam
Nước mắm, một gia vị truyền thống của Việt Nam. Bảo tàng nước mắm đầu tiên tại Việt Nam nằm ở địa chỉ: số 360 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận. Đến đây, bạn sẽ được khám phá lịch sử và quy trình sản xuất nước mắm, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vai trò văn hóa và kinh tế của nước mắm trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.
Tìm hiểu chi tiết tại Bảo Tàng Làng Chài Xưa
Fanpage: https://www.facebook.com/LangChaiXua.VN
Website: Langchaixua.vn
Hotline: 039.3400.151
ĐẶC SẢN CỦA LÀNG CHÀI XƯA
Làng Chài Xưa
[THÙNG 6 CHAI] Nước Tương Shiitake 525ml – Làng Chài Xưa
360.000₫Giá gốc là: 360.000₫.355.000₫Giá hiện tại là: 355.000₫.Nước Mắm Tĩn
Cặp 2 Chai Thủy Tinh – Nước Mắm Tĩn Cá Cơm Ruột Đỏ Độ Đạm 60N 250ml
220.000₫Giá gốc là: 220.000₫.218.000₫Giá hiện tại là: 218.000₫.Nước Mắm Tĩn
[QUÀ TẾT 2025] Combo 2 chai 500ml nước mắm tĩn cá cơm ruột đỏ độ đạm 60N chai thủy tinh – NMT
420.000₫Giá gốc là: 420.000₫.415.000₫Giá hiện tại là: 415.000₫.Làng Chài Xưa
Cặp 2 Chai – Nước Mắm Tĩn Nhãn Đỏ Độ Đạm 40N Chai Thủy Tinh 500ml – Làng Chài Xưa
330.000₫Giá gốc là: 330.000₫.328.000₫Giá hiện tại là: 328.000₫.Làng Chài Xưa
Nước mắm chay Shiitake cao cấp 500ml – Làng chài xưa
Nước Mắm Tĩn
[ QUÀ TẾT 2025 ] Cặp 2 chai nước mắm Tĩn tôm biển hồng ngọc đại dương độ đạm 45N-500ml
400.000₫Giá gốc là: 400.000₫.395.000₫Giá hiện tại là: 395.000₫.Nước Mắm Tĩn
Nước mắm Tĩn nhãn xưa cá cơm than độ đạm 41N-500ml
275.000₫Giá gốc là: 275.000₫.270.000₫Giá hiện tại là: 270.000₫.Nước Mắm Tĩn
[ QUÀ TẾT 2025 ] Combo 2 bình gốm Nước Mắm Tĩn tôm biển truyền thống 60N độ đạm 500ml
800.000₫Giá gốc là: 800.000₫.795.000₫Giá hiện tại là: 795.000₫.