Bà bầu có nên ăn sò huyết? Loại hải sản chứa giá trị dinh dưỡng cao

ba bau co nen an so huyet loai hai san chua gia tri dinh duong cao 5

 Bà bầu có nên ăn sò huyết? Sò huyết không chỉ là một món ăn ngon mà nó còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Chính vì thế món hải sản có giá trị dinh dưỡng cao này tốt cho cả phụ nữ và đàn ông. 

Nó trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhưng nó cũng chứa nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu ăn không đúng cách.

Vậy bà bầu có nên ăn sò huyết hay không? Đồng thời làm thế nào để chọn được sò huyết ngon? Để giúp mẹ có được đáp án chính xác nhất, bài viết sau đây của Langchaixua.vn sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về món ăn này.ba bau co nen an so huyet loai hai san chua gia tri dinh duong cao 5

 Bà bầu có nên ăn sò huyết? Ăn sò huyết được xem là cách giúp mẹ bổ sung máu an toàn và hiệu quả nhất.

Bà bầu có nên ăn sò huyết?

Trong Đông y, sò huyết có tính mặn, vị ngọt giúp bổ huyết, kiện vị chữa chứng huyết hư và thiếu máu. Trong sò huyết chứa nguồn chất đạm phong phú, có nhiều chất khoáng mang giá trị dinh dưỡng cao.

Phải kể đến như magie và kẽm giúp tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể. Sò huyết còn được gọi là Nê kham, có tác dụng chữa một số bệnh như thiếu máu, chảy máu mũi, kiết lị, tiêu hóa kém…

Ngoài ra, sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao, bổ máu. Chúng có thể chế biến thanh những món ăn mang hương vị độc đáo như sò luộc, cháo sò huyết, sò huyết xào bò…

Những món ăn này rất thích hợp với những người bị tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, lao phổi… Còn với mẹ bầu, trong thời gian mang thai nên bổ sung một lượng vừa đủ sò huyết.

Điều này có tác dụng tốt cho cơ thể mẹ cũng như bé yêu.

 Bà bầu có nên ăn sò huyết? Tác dụng mà sò huyết mang đến cho mẹ bầu

Cứ 100g sò huyết có thành phần chính như 11,7g protein; 1,2g lipit; các chất khoáng và vitamin. Giá trị năng lượng của nó lên tới 71,2 kcal.

Với lượng chất dinh dưỡng mà sò huyết mang lại, thì đây là thực phẩm tuyệt vời dành cho mẹ. Nó không chỉ tăng cường sức khỏe của mẹ khi mang thai mà còn giúp bé có nền tảng phát triển vững chắc.

Giúp não bộ phát triển

Sò huyết còn chứa lượng omega-3 nguồn dưỡng chất giúp não bộ của bé phát triển. Khi mẹ bổ sung thêm sò huyết vào thực đơn sẽ có nguồn omega-3 tự nhiên và an toàn cho mẹ.

Mẹ ăn sò huyết cũng giúp cho bé phát triển tốt và thông minh hơn khi chào đời.

Hỗ trợ phát triển khung xương

Lượng axit béo omega-3 chứa trong sò huyết là một chất quan trọng cho sự phát triển não bộ và mắt của bé. Mặt khác, canxi cũng được tìm thấy nhiều trong sò huyết.

Do đó, mẹ ăn sò huyết còn giúp cho khung xương của bé phát triển vững chắc hơn.

ba bau co nen an so huyet loai hai san chua gia tri dinh duong cao 9

 Bà bầu có nên ăn sò huyết? Axit béo omega-3 trong sò huyết là thành phần quan trọng giúp hình thành xương, phát triển não bộ và mắt của bé.

Bổ sung máu cho mẹ

Với hàm lượng sắt và vitamin A của sò huyết sẽ giúp cung cấp lượng máu cho cơ thể mẹ. Vì thế, mẹ ăn sò huyết sẽ có đủ lượng máu nuôi dưỡng bé yêu. 

Từ đó có thể giúp bé phát triển toàn diện và đầy đủ nhất.

Bí quyết chọn sò huyết tươi ngon cho mẹ

Để có được món sò huyết tươi và ngon lại giữ trọn hương vị thì khâu chọn mua rất quan trọng. Dưới đây là một số điểm để mẹ nhận biết sò huyết tươi ngon:

Kích thước của sò huyết

Mẹ không nên chọn sò có kích thước quá lớn, như thế thịt sẽ bị dai. Mà thay vào đó, mẹ nên chọn sò có kích cỡ vừa phải cũng đừng nhỏ quá để khi nấu không bị quắt lại.

Miệng của sò huyết

Ngoài ra, để chọn được sò tươi mẹ cũng nên chú ý đến miệng của nó. Con nào có miệng mở và lưỡi thè ra bên ngoài thì mẹ nên chọn.

Còn đối với những con ngậm miệng thì mẹ nên ngửi qua. Nếu thấy có mùi hôi thì mẹ không nên mua bởi rất dễ gặp phải những con bị hỏng hay đã chết lâu ngày.

Cách làm sạch sò huyết 

Cùng Netdepphunu.com tham khảo một vài mẹo hay để làm sạch sò huyết mẹ nhé:

  • Ngâm với nước vo gạo:

Đây là cách đơn giản nhất khi mẹ muốn làm sạch sò huyết. Mẹ chỉ cần ngâm sò huyết với nước vo gạo và thêm và trái ớt trong khoảng 1-2 giờ. 

Lúc này các vết bẩn cũng như cát trong sò sẽ ra hết và nó còn làm sò tươi hơn. Sau đó thì mẹ đem đi sơ chế các món ăn thơm ngon cho gia đình.

  • Thêm dầu vào nước ngâm:

Cách này cũng khá đơn giản, khi mua sò về mẹ đem ngâm với nước lạnh và cho thêm vài giọt dầu mè. Điều này sẽ làm cho cát và chất bẩn trong sò sẽ từ từ nhả ra.

  • Xát sò huyết với muối:

Những các trên dùng để xử lý khi sò còn vỏ, nếu mẹ chỉ lấy phần thịt thì dùng dao cạo lấy nó. Sau đó, dùng muối chà xát để các chất bẩn có trong sò sẽ biến mất hoàn toàn.

ba bau co nen an so huyet loai hai san chua gia tri dinh duong cao 5 1

 Bà bầu có nên ăn sò huyết? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, mẹ ăn sò huyết một cách hợp lý không nên quá lạm dụng.

Những lưu ý mẹ cần nhớ khi ăn sò huyết

Mẹ cần lưu ý sò huyết thường sống trong bùn và nước nên sẽ mang nhiều loại vi khuẩn và ký sinh trùng. Đồng thời, nó cũng có thể bị nhiễm kim loại nặng như chất thải độc hại ở trong nước. 

Khi mẹ nấu sò huyết không kỹ thì các vi khuẩn như tả, giun, e.coli… còn sống và gây bệnh về tiêu hóa, ngộ độc và dị ứng.

Mặt khác, sò huyết mang trong mình những vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Dù cho mẹ đã luộc sò huyết và cho sôi nhanh nhưng vẫn không ngăn được các mầm bệnh gây ra.

Đồng thời, trong sò huyết có mật độ retinol quá cao khiến bé dễ bị dị tật bẩm sinh. Vì thế, mẹ chỉ ăn sò huyết 2-3 lần/tháng để tránh những hậu quả về sau.

Với những nguy cơ nói trên thì phụ nữ sau sinh và trẻ em nên cẩn trọng với món ăn này. Bởi sò huyết không được nấu chín sẽ gây ngộ độc.

Một số món ngon từ sò huyết tốt cho mẹ 

Món cháo sò huyết

ba bau co nen an so huyet loai hai san chua gia tri dinh duong cao 9 1

 Bà bầu có nên ăn sò huyết? Món cháo sò huyết rất bổ cho cả mẹ và bé.

Nguyên liệu cần có:

  • 0,6-1kg sò huyết
  • 1 nắm gạo tẻ
  • 1 nắm gạo nếp
  • 300g xương ống heo
  • Hành, rau thơm, ngò, ớt, gừng, tỏi, tiêu, chanh
  • Các gia vị cơ bản khác

Cách làm cháo sò huyết:

  • Sau khi mua sò huyết về mẹ có thể làm sạch theo các cách ở trên. Mẹ dùng bàn chải để cọ sạch lớp vỏ bên ngoài rồi rửa sạch lại bằng nước.
  • Cho sò đi luộc khoảng 5 phút thấy nó vừa há miệng thì tắt bếp luôn. Đổ ra rồi chọn lấy phần ruột, phi thơm hành tỏi cho sò huyết vào đảo đều thêm gia vị. Mẹ đun thêm một lúc để sò ngấm gia vị rồi tắt bếp.
  • Với xương heo cần rửa sạch, luộc qua rồi đem ninh nhừ lấy nước. Trong quá trình này mẹ nên bỏ thêm gừng vào nước ninh cho thơm.
  • Còn gạo đem vo sạch để ráo nước, cho chảo lên bếp thêm dầu ăn vào phi thơm hành tỏi. Sau đó, mẹ cho gạo vào rang đến khi thấy vàng thì tắt bếp.
  • Tiếp tục cho phần gạo đã rang vào nước xương ninh đến khi cháo sôi thì nên gia vị vừa ăn. Mẹ để lửa nhỏ cho cháo có được độ sánh và như cần thiết.
  • Khi cháo thật sôi thì mẹ cho sò huyết vào khuấy đều. Chờ đến khi cháo sôi lại thì tắt bếp. Cuối cùng mẹ múc cháo ra bát rồi rắc hành, ngò và ớt rửa sạch đem thái nhỏ vào.

Sò huyết hấp với sả ớt

ba bau co nen an so huyet loai hai san chua gia tri dinh duong cao 9 2

 Bà bầu có nên ăn sò huyết? Sò huyết hấp sả ớt thơm ngon.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 500gr sò huyết
  • 3 cây sả
  • 3 trái ớt hiểm
  • Rau quế
  • Muối, bột ngọt 
  • Nước lọc

Cách làm cho mẹ:

  • Mẹ cho sò huyết đi ngâm với nước vo gạo hoặc nước muối ớt pha loãng, để cho sò nhả hết bùn đất. Mẹ sử dụng bàn chải để loại bỏ bẩn trên lớp vỏ bên ngoài rồi rửa lại bằng nước.
  • Sả bỏ gốc và lá già bên ngoài, đập dập cho thơm. Rau quế nhặt lấy lá rồi đem đi rửa sạch. Còn ớt hiểm rửa sạch và đập dập nhẹ.
  • Tiếp theo cho sò huyết đã làm sạch vào nồi, thêm một tí muối, một thìa cafe bột ngọt. Sau đó, bỏ sả và ớt đã cắt khúc hay đập dập vào nồi rồi thêm một lượng nước lọc xâm xấp mặt sò là được.
  • Đậy nắp nồi lại cho lên bếp đun sôi. Mẹ chỉ nên đun đến khi tất cả sò huyết mở miệng là được. Sau cùng mẹ cho thêm rau quế vào, đảo đều rồi tắt bếp.

Kết luận

Bà bầu có nên ăn sò huyết hay không? Câu trả lời cho mẹ là có. Bởi sò huyết rất tốt vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ vừa hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý tuyệt đối không ăn sò huyết khi còn sống hay tái. Mẹ cũng cần có một chế độ ăn hợp lý với món này.

Với mẹ bị dị ứng hải sản thì không nên ăn món này nhé bởi chúng sẽ gây ngộ độc. Hy vọng những chia sẻ trên của Langchaixua.vn sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Tìm hiểu Bảo Tàng Nước Mắm tại Việt Nam

Nước mắm, một gia vị truyền thống của Việt Nam. Bảo tàng nước mắm đầu tiên tại Việt Nam nằm ở địa chỉ: số 360 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận. Đến đây, bạn sẽ được khám phá lịch sử và quy trình sản xuất nước mắm, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vai trò văn hóa và kinh tế của nước mắm trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.

Tìm hiểu chi tiết tại Bảo Tàng Làng Chài Xưa


Fanpage: https://www.facebook.com/LangChaiXua.VN
Website: Langchaixua.vn
Hotline: 039.3400.151

ĐẶC SẢN CỦA LÀNG CHÀI XƯA

-1%
(2) Giá gốc là: 360.000₫.Giá hiện tại là: 355.000₫.
-1%
(37) Giá gốc là: 220.000₫.Giá hiện tại là: 218.000₫.
-1%
(30) Giá gốc là: 420.000₫.Giá hiện tại là: 415.000₫.
-1%
(46) Giá gốc là: 330.000₫.Giá hiện tại là: 328.000₫.
-1%
(10) Giá gốc là: 400.000₫.Giá hiện tại là: 395.000₫.
-2%
(6) Giá gốc là: 275.000₫.Giá hiện tại là: 270.000₫.
-1%
(10) Giá gốc là: 800.000₫.Giá hiện tại là: 795.000₫.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *